HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2023

Thứ tư - 12/04/2023 05:46
Thực hiện Kế hoạch số 98/KH-BCĐ, ngày 3 tháng 4 năm 2023 của Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Cao Bằng về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023. Ban biên tập xin giới thiệu hướng dẫn công tác tuyên truyền cụ thể như sau

CHỦ ĐỀ “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2023
Lý do chọn chủ đề
Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, với việc đẩy mạnh, tăng cường về số lượng, đa dạng hóa các hình thức truyền thông, thực hiện thường xuyên liên tục đã góp phần nâng cao nhận thức, hành động của các tổ chức, cá nhân đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Việc kết hợp giữa tuyên truyền mang tính chất khuyến khích, hướng dẫn với tuyên truyền mang tính răn đe đã phát huy hiệu quả công tác truyền thông về ATTP.
Nhận định vấn đề an ninh, ATTP là vấn đề hệ trọng, cấp bách, lâu dài; tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhân dân, chất lượng giống nòi dân tộc. Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới.
Để Chỉ thị được nhanh chóng đi vào thực tiễn, tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm chọn chủ đề Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023 là: “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, ATTP; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, ATTP; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, ATTP; nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN TRUYỀN THÔNG
Chính quyền các cấp; các cơ quan tham gia quản lý ATTP, các tổ chức đoàn thể Chính trị - Xã hội.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Người tiêu dùng thực phẩm.
NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG
Phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh ATTP.
Kịp thời thông tin, tuyên truyền, biểu dương các doanh nghiệp, tôn vinh các sản phẩm bảo đảm tốt chất lượng ATTP, các tổ chức, đơn vị có thành tích tốt trong công tác bảo đảm an ninh, ATTP.
Công khai các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, kịp thời thông tin các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, ATTP theo quy định.
Phát động phong trào toàn dân thực hiện tố giác các hành vi vi phạm an ninh, ATTP; tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm ATTP.
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tăng cường trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Tiếp tục tuyên truyền Chương trình phối hợp giữa Chính phủ - Hội Nông dân Việt Nam - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam “tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025”; Đề án "Xây dựng và phát triển mô hình cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc”; Chương trình về sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát ATTP ngay từ các yếu tố đầu vào và liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên toàn quốc.
Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bảo đảm an toàn điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm; vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Tuyên truyền, phổ biến, vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn, nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.
Đặc biệt tập trung tuyên truyền giáo dục đến các nhóm đối tượng ưu tiên, cụ thể như sau:
Chính quyền các cấp và các cơ quan quản lý ATTP, các đoàn thể, tổ chức Chính trị - Xã hội
Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong công tác an ninh, ATTP tại địa phương, cơ sở.
Tuyên truyền phổ biến các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương...
Tăng cường hoạt động hỗ trợ truyền thông kết nối nhằm đẩy mạnh tiêu thụ thực phẩm an toàn tại thị trường trong nước.
Đưa tin, tuyên truyền về các hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm và công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn cả nước. Công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về ATTP nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm trái pháp luật.
Tuyên truyền, quán triệt thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư.
Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật mới như:
+ Luật số 67/2020/QH14 ngày 13/11/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023.
+ Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi.
+ Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
+ Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
+ Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30 /12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.
+ Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
+ Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
+ Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+ Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 01/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
+ Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
+ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
+ Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
+ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
+ Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+ Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
+ Các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý ATTP của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Tuyên truyền, phổ biến, tăng cường nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến triển khai kế hoạch thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, thực phẩm trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID- 19; kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản, thực phẩm trong điều kiện phòng dịch COVID-19.
Tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Tuyên truyền sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm, không sử dụng nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn.
Tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, các vùng chuyên canh sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương... gắn với xây dựng bản đồ sản xuất nông sản thực phẩm an toàn và đăng ký chỉ dẫn địa lý sản phẩm.
Người tiêu dùng thực phẩm
Tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong đảm bảo ATTP; quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm an ninh, ATTP.
Kiên quyết tẩy chay các sản phẩm không bảo đảm ATTP.
Hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an
toàn. Hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm thực phẩm.
Tuyên truyền để người tiêu dùng có thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP; không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG
Kênh truyền thông đại chúng: đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, ứng dụng công nghệ số trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về an ninh, ATTP; phát huy hệ thống đài truyền thanh ở thị trấn/xã/phường, để chuyển tải thông điệp Tháng hành động đến các nhóm đối tượng ưu tiên. Tổ chức tọa đàm, đối thoại trực tiếp trên các phương tiện truyền thông, số hóa về ATTP, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về ATTP để nâng cao hiệu quả thực thi, đưa nội dung của văn bản quy phạm pháp luật vào cuộc sống.
Kênh truyền thông trực tiếp: Tăng cường truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ y tế, Giáo dục, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các ban ngành, đoàn thể (như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Nông dân, lực lượng vũ trang, cộng tác viên y tế thôn, bản...) với các hình thức dễ tiếp thu như hướng dẫn thực hành cụ thể theo nhóm, nói chuyện, hội thảo,...
Các kênh truyền thông khác: Tùy từng địa phương, phong tục, tập quán, địa bàn dân cư triển khai các hình thức truyền thông phù hợp như băng - rôn, khẩu hiệu, hướng dẫn cụ thể bằng hình ảnh trực quan; tuyên truyền qua mạng xã hội, internet.
Đặc biệt, cần huy động sự hưởng ứng tham gia của các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các tổ chức, đoàn thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cùng tham gia vào các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về các nội dung bảo đảm ATTP.
KHẨU HIỆU ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM THÁNG HÀNH ĐỘNG NĂM 2023
ATTP 2023

Tác giả bài viết: PV Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây