Lợi ích của việc triển khai đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Thứ tư - 07/06/2023 08:55
Thực hiện văn bản Số 1350/UBND-VHTT ngày 6/6/2023 của UBND thành phố Cao Bằng về việc tuyên truyền Kế hoạch triển khai mô hình điểm tuyên truyền thực hiện Đề án 06 trên địa bàn thành phố Cao Bằng năm 2023. Ban biên tập Trang thông tin tuyên truyền điện tử Trung tâm Văn hóa và Truyền thông xin giới thiệu những nội dung cơ bản và các văn bản liên quan như sau:
1654224366405 de an 06638120466463578203
Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06). Đế án hướng tới 5 nhóm tiện ích cốt lõi:
 
Một là, Nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Đề án đề ra mục tiêu cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu (tối thiểu 25 dịch vụ thiết yếu thuộc lĩnh vực cư trú, hộ tịch, bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế, đất đai, lao động,…) để người dân, doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ bằng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
 
Hai là, Nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế, xã hội: Nghiên cứu, triển khai việc ứng dụng các tính năng của chip điện tử trên thẻ Căn cước công dân (CCCD) đối với các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và một số lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội khác. Tích hợp, phát triển ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh và xác thực điện tử với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước… lên ứng dụng VNEID, mã QR của thẻ CCCD gắn chíp điện tử. Phát triển, hoàn thiện và triển khai hiệu quả ứng dụng di động công dân số từ VNEID trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ y tế, bảo hiểm, giấy phép lái xe, ngân hàng, thanh toán điện tử, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm…
 
Ba là, Nhóm tiện ích phục vụ công dân số: Hiện nay, công dân có rất nhiều loại giấy tờ khác nhau, như CCCD, thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, các loại bằng cấp, chứng chỉ… Nhằm tạo điều kiện cho công dân, Đề án đặt ra mục tiêu xác thực 100% các thông tin thiết yếu, quan trọng trên ứng dụng VNEID hoặc qua thẻ CCCD gắn chip điện tử như: Thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, giấy phép lái xe, đăng ký xe… từng bước thay thế các giấy tờ của công dân trong một số giao dịch theo quy định của pháp luật. Cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ thương mại phục vụ tiện ích số của công dân trên ứng dụng VNEID như: Dịch vụ cư trú, CCCD, thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các dịch vụ khác.
 
Bốn là, Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư: Triển khai hiệu quả việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã có như: Cơ sở dữ liệu giáo dục, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu thuế… đảm bảo giải quyết các thủ tục phục vụ công dân chính xác và thuận lợi.
 
Năm là, Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp: Trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các thông tin đã được tích hợp, sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tổng hợp, phân tích, dự báo các thông tin để phục vụ việc điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạch định chính sách kinh tế, xã hội.
 
Khi triển khai thực hiện Đề án 06, người dân và doanh nghiệp sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích. Đặc biệt, khi hệ thống định danh và xác thực điện tử được đưa vào sử dụng sẽ là nền tảng để phát triển hệ sinh thái số trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến gắn kết với chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bảo đảm thông tin, dữ liệu điện tử chỉ cần cung cấp, số hóa một lần.
 
Người dân và doanh nghiệp được cung cấp tài khoản định danh điện tử để phục vụ các giao dịch trên môi trường điện tử, thanh toán điện tử gắn với các hệ sinh thái các cơ sở dữ liệu quốc gia, sử dụng chữ kỹ số, hợp đồng điện tử, thanh toán điện tử … tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh. Với các tổ chức tài chính, ngân hàng, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử… kết nối, sử dụng các ứng dụng của Hệ thông định danh và xác thực điện tử thì các tài khoản người dùng đều được xác thực đảm bảo đúng với danh tính của từng công dân tạo sự minh bạch, góp phần trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, gian lận, lừa đảo trên không gian mạng…
Đây là một trong những dự án công nghệ thông tin lớn nhất từ trước đến nay. Phát triển ứng dụng dữ liệu điện tử có ý nghĩa tầm quan trọng rất lớn như:

- Thay đổi phương thức quản lý công dân từ thủ công, sử dụng giấy tờ sang hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin; quản lý toàn dân thông qua mã định danh cá nhân.

- Góp phần khắc phục tình trạng thiếu thống nhất và nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chính xác trong quản lý thông tin cơ bản của công dân giữa các bộ, ngành, địa phương.

- Tiết kiệm thời gian, công sức, cơ sở vật chất trong xây dựng và vận hành các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

- Tạo điều kiện thuận lợi và nền tảng quan trọng để triển khai các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.

- Góp phần cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà, sách nhiễu, tiếp xúc với nhân dân, doanh nghiệp, góp phần chống tiêu cực, tham nhũng trong việc tiếp xúc với nhân dân, doanh nghiệp.

- Thúc đẩy quản trị quốc gia bằng kỷ thuật số, quản trị thông minh.

Qua đó dịch vụ hành chính công và dịch vụ công trực tuyến là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật và cũng là dịch vụ hành chính và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các cá nhân, tổ chức trên môi trường mạng, không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến kết hợp, tích hợp, chia sẻ dữ liệu các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Hiện nay dịch vụ công trực tuyến đã tập trung triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu và đã triển khai tích hợp các giấy tờ công dân để sử dụng thẻ Căn cước công dân và ứng dụng VNEID, trong đó tích hợp thông tin bảo hiểm y tế, giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy phép lái xe, thẻ ngân hàng… từ đó tạo thuận lợi cho người dân trong các giao dịch. Do đó khi tổ chức cá nhân tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 lĩnh vực cư trú, cấp căn cước công dân nói riêng và các dịch vụ công trực tuyến khác nói chung sẽ nhận được các lợi ích sau:

- Thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng thuận tiện 24/24 giờ trong ngày tại mọi địa điểm kết nối internet.

- Tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch, đơn giản thủ tục giấy tờ

- Chủ động các công việc khác của dân

- Theo dõi được tình trạng hồ sơ trên website trực tuyến, thời hạn giải quyết, trả kết quả hồ sơ

- Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục hồ sơ

Để thuận tiện cho việc thực hiện các thủ tục trên dịch vụ công trực tuyến thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú cung cấp dịch vụ công mức độ 4 như: đăng ký thường trú, xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, xóa đăng ký thường trú, tách hộ, điều chỉnh thông tin cư trú trong CSDL về cư trú, khai báo thông tin cư trú đối với người chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xác nhạn thông tin về cư trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng. Cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố  thực hiện tạo tài khoản các bước như sau:

Bước 1: Công dân truy cập vào cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc cổng dịch vụ công của Bộ Công an (www.dichvucong.gov.vn; www.dichvucong.bocongan.gov.vn). Đăng nhập tài khoản hoặc tạo tài khoản để thực hiện.

Bước 2. Tại giao diện cổng dịch vụ công, chọn thủ tục hành chính cần thực hiện.

Bước 3. Tiến hành điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu, đính kèm các file tài liệu, chọn hình thức nhận kết quả giải quyết.

Bước 4. Thực hiện thanh toán phí, lệ phí (nếu có)

Bước 5. Kiểm tra thông tin và thực hiện nộp hồ sơ

Trên đây là bài tuyên truyền về việc phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, từ việc xây dựng thành công Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia trên nền tảng khoa học và công nghệ tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử để hình thành công dân số, xã hội số, phù hợp với xu thế chung của nhân loại. Để tạo được thành công nhờ vào sự hưởng ứng của cá nhân, tổ chức đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Cao Bằng.

Kế hoạch triển khai mô hình điểm tuyên truyền thực hiện Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn thành phố Cao Bằng năm 2023 tải về tại đây:  /uploads/news/2023_06/ke-hoach-tuyen-truyen-da06-ubnd-tp.pdf



 

Tác giả bài viết: PV Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây