20/09/2024
Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sau bão, lũ lụt
UBND thành phố có văn bản chỉ đạo các đơn vị chuyên
môn của thành phố, UBMTTQ và các tổ chức thành viên, UBNDD 11 phường xã tăng
cường công tác phòng, chống dịch bệnh sau bão, lũ lụt.
Thực hiện theo sự chỉ đạo
của Bộ Y tế, trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác,
chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn
nguy cơ dịch bệnh. Đặc biệt là
những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như: Sốt xuất huyết, sốt rét, các
bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm
cúm, đau mắt đỏ… Vì vậy, để chủ động phòng tránh dịch bệnh trong mùa mưa lũ, UBND
thành phố đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị chuyên môn của thành phố, UBMTTQ và các
tổ chức thành viên, UBNDD 11 phường xã tăng cường công tác phòng, chống dịch
bệnh sau bão, lũ lụt.
Tại văn bản, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các
đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện công tác đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi
trường, quản lý chất thải y tế trong mùa mưa lũ. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ
diễn biến thiên tai, ảnh hưởng của mưa lớn sau bão để chủ động triển khai công
tác ứng phó kịp thời, hiệu quả theo phương châm “bốn tại chỗ”. Bảo đảm thuốc
men, hóa chất, vật tư trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất phục vụ cho công
tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các xã, phường bị ảnh hưởng của bão,
vùng bị mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.
Thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý chất
thải rắn y tế đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh gây ảnh
hưởng sức khỏe; tăng cường các biện pháp khử khuẩn, xử lý nước thải y tế đảm
bảo yêu cầu trước khi xả thải ra môi trường, hướng dẫn người dân sử dụng và sử
lý nguồn nước sạch để ăn uống và sinh hoạt; Tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột
hoặc các hoá chất để xử lý khi chôn xác động vật tránh phát sinh các dịch bệnh
truyền nhiễm. Tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các
khu vực bị ngập sau khi nước rút, khử trùng môi trường khu vực nhà cửa bị ngập
lụt, nhằm thực hiện phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây bệnh ở người.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo
triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để phát hiện sớm các trường hợp
nghi ngờ mắc dịch bệnh trên địa bàn và tham mưu hướng xử lý kịp thời.
Tăng cường hoạt động tuyên
truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh truyền thông
bằng nhiều hình thức cho người dân trong vùng bị ngập lụt, ảnh hưởng do thiên
tai, triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an
toàn thực phẩm và các biện pháp khác theo các khuyến cáo về các biện pháp phòng
chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Long Huyền